Quảng Nam: Phục hồi đặc sản tiêu Tiên Phước – Hiệu quả từ một mô hình khuyến nông
Vào thập niên 80 của thế kỷ trước, nhắc đến Tiên Phước người ta nghĩ ngay đến cây tiêu. Bởi hạt tiêu nơi đây có một hương vị rất riêng. Hầu hết người dân Tiên Phước đều có tiêu trồng trong vườn, ít thì dăm ba choái (trụ), nhiều lên đến hàng trăm choái.
Đến vụ thu hoạch có vườn cho vài ba tạ hạt tiêu khô là chuyện bình thường. Cây tiêu đã góp phần làm nên sự nổi tiếng cho quê hương xứ Tiên từ thuở đó.
Thế nhưng khoảng mươi năm trở lại đây, diện tích tiêu Tiên Phước dần bị thu hẹp. Tình trạng chết cây, rụng lá (do nấm, rệp sáp, tuyến trùng… gây hại) khiến cho năng suất và chất lượng giảm hẳn, nhiều vườn tiêu tỷ lệ thiệt hại từ 30 - 50%, thậm chí có những vườn bị mất trắng. Tiêu là loại cây dễ trồng nhưng khó giữ, một khi nó đã đi xuống khó khôi phục lại như ban đầu. Tuy nhiên, bây giờ nếu ai có dịp ghé lên Tiên Phước sẽ thấy một diện mạo hoàn toàn khác của tiêu Tiên Phước hôm nay. Diện mạo tươi sáng này có sự góp phần không nhỏ của ngành Nông nghiệp nói chung và Khuyến nông nói riêng.
Trước đây, các vườn tiêu Tiên Phước bị nhiễm bệnh rất nặng, hơn nữa nông dân chưa biết cách phòng trừ hiệu quả. Đối với cây tiêu có thể nói rằng “phòng là chính, trị là bỏ”, thế nên nhiều vườn tiêu “xuống” rất nhanh không có cách nào giữ lại được. Năm 2010, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quảng Nam, phối hợp với Trạm Khuyến nông Khuyến lâm, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Tiên Phước và chính quyền địa phương tiến hành thực hiện mô hình: Sử dụng chế phẩm sinh học để hạn chế bệnh hại trên cây tiêu ở huyện Tiên Phước – tỉnh Quảng Nam. Mục đích của mô hình là phát triển sản xuất hồ tiêu ở Tiên Phước theo hướng bền vững, tăng dần diện tích và hạn chế sâu, bệnh hại trên cây tiêu.
Mô hình hướng dẫn nông dân sử dụng men Tricoderma sp. ủ với phân chuồng bón cho tiêu giúp hạn chế một số nấm bệnh gây hại trên cây tiêu (một số bệnh nguyên nhân do các nấm: Fusarium, Rhizoctonia solani, Phytopthora, Pythyum, Sclerotium Rolfsi. vì Trong men Tricoderma sp. có các chủng nấm đối kháng với các nấm bệnh trên). Ngoài ra, trong men còn có chủng nấm làm phá vỡ lớp vỏ của tuyến trùng, hạn chế sự phát triển của tuyến trùng gây hại rễ cây tiêu. Mô hình cũng sử dụng các phân phun qua lá giúp bổ sung cho tiêu các yếu tố vi lương còn thiếu (ưu tiên có nguồn gốc sinh học và chế phẩm sản xuất theo công nghệ nano hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro trên cây tiêu). Mô hình cũng hướng dẫn nông dân sử dụng phân hóa học, bón cân đối giữa lượng đạm, lân và kali, ưu tiên phân tổng hợp có chứa các nguyên tố vi lượng, phân chuyên dùng cho cây tiêu; sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng…
Để hạn chế tuyến trùng gây hại , nông dân trồng cúc vạn thọ giữa các hàng tiêu trong vườn
(Việc làm này hạn chế sử dụng thuốc BVTV nhưng hiệu quả vẫn cao)
Mô hình đã mang lại kết quả ngoài mong đợi. Những choái tiêu có biểu hiện vàng lá do nấm, tuyến trùng gây ra có biểu hiện giảm rõ rệt, nhiều vết đốm trên lá giảm hẳn và chuyển sang màu xanh đậm, cây tiêu có biểu hiện phục hồi nhanh sau quá trình chăm sóc tổng hợp các biện pháp kỹ thuật. Mô hình giúp cho các hộ trồng tiêu tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ, cây xanh, phân gia súc để ủ với men Tricoderma bón cho tiêu hạn chế sâu, bệnh gây hại, giảm được lượng thuốc BVTV, giảm chi phí công lao động. Thông qua mô hình đã nâng cao nhận thức cho nông dân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh tổng hợp trên cây tiêu. Đặc biệt sản phẩm tạo ra an toàn và nâng cao chất lượng hạt tiêu Tiên Phước. Màu xanh tươi tốt của những choái tiêu đang cho trái, hứa hẹn một mùa thu hoạch mới với sản lượng cao hơn khiến cả người nông dân và cán bộ nông nghiệp, khuyến nông đều vui mừng.
Vì hiệu quả của mô hình mang lại mà nông dân trồng tiêu trong toàn huyện đến học hỏi và áp dụng ngay tại vườn tiêu của mình. Sau khi mô hình kết thúc, nhiều câu lạc bộ tiêu (CLB) cũng được thành lập ở các xã Tiên Thọ, Tiên Sơn, Tiên Cẩm, Tiên Hà, Tiên Phong với hơn 150 người tham gia. Tham gia CLB hội viên có cơ hội được hỗ trợ, giúp đỡ tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, trao đổi thông tin, học tập, áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật vào sản xuất đạt kết quả. Năm 2012, người dân huyện Tiên Phước trồng mới được hơn 3.500 dây tiêu, và hàng ngàn dây tiêu được phục hồi, đang phát triển tốt. Tiêu Tiên Phước hiện có giá trị rất cao, được người tiêu dùng ưa chuộng, giá cả dao động từ 280.000 – 380.000 đồng/kg (năm 2011 có thời điểm đạt 420.000-480.000 đồng/kg). Nhằm khuyến khích phát triển lại loại cây này, huyện Tiên Phước cũng đã có nhiều giải pháp, gần đây nhất là “Đề án khôi phục và phát triển lại đặc sản tiêu Tiên Phước”. Theo đó, huyện sẽ hỗ trợ 20% vốn đầu tư ban đầu nếu như người dân trồng giống tiêu Tiên Phước. Với cây tiêu phục hồi, huyện hỗ trợ kinh phí cho người dân mua men vi sinh để sản xuất phân vi sinh từ phân hữu cơ, và men vi sinh phun chống nấm bệnh cho cây tiêu. Với những vườn tiêu trên 100 choái, huyện hỗ trợ người dân xây dựng hệ thống tưới tiêu với công nghệ tưới tự động, tưới tiết kiệm.
Hương vị thơm cay đặc trưng của tiêu Tiên Phước ai đã một lần thử qua có lẽ không thể tìm được một loại tiêu nào có thể thay thế. Tiêu vừa là một trong những cây thế mạnh của Tiên Phước vừa là cây trồng xóa đói, giảm nghèo cho nông dân, đặc biệt là vùng khó khăn như Tiên Mỹ, Tiên Sơn, Tiên Hà… Cây tiêu Tiên Phước trải qua những giai đoạn thăng trầm khác nhau. Khôi phục đặc sản tiêu Tiên Phước không phải là chuyện một sớm một chiều song với những nỗ lực của các ban ngành, cùng với xu hướng muốn trồng lại cây tiêu của người dân, hy vọng thời gian không xa, tiêu Tiên Phước trở về một thời “hoàng kim” của nó.
Nguồn: khuyennongvn.gov.vn - Võ Thị Nhung - TTKNKN Quảng Nam
Tin mới
- Quảng Ngãi: OM 8017 - giống lúa mới chất lượng gạo ngon có triển vọng - 22/04/2014
- Quảng Nam: Triển khai mô hình khuyến nông chăn nuôi năm 2014 - 22/04/2014
- Bình Định: Tổng kết mô hình thâm canh lúa nước tại xã vùng cao An Vinh - 22/04/2014
- Long An: Đẩy mạnh thâm canh cây mè theo hướng cơ giới hóa - 22/04/2014
- Quảng Trị: Cây mướp đắng “nở hoa” trên đất cát Triệu Vân - 15/04/2014
- Thái Bình: Kiểm tra mô hình lúa Xuân 2014 tại huyện Thái Thụy - 09/04/2014
- TTKNQG kiểm tra mô hình canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính tại Thái Bình - 09/04/2014
- Đồng Tháp: Giao nhận con giống vật tư thực hiện mô hình chăn nuôi vịt thịt an toàn sinh học gắn với tiêu thụ. - 09/04/2014
- Quảng Ngãi: Chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng cho thu nhập cao - 09/04/2014
- Phú Yên: Hiệu quả từ mô hình cánh đồng mẫu mía sử dụng cơ giới hóa - 09/04/2014
Các tin khác
- Thanh Hóa: Xây dựng mô hình nuôi cá chim vây vàng đạt năng suất 7 tấn/ha - 09/04/2014
- Đồng Nai: Bước đột phá trong khâu thu hoạch bắp - 09/04/2014
- Bình Định: Hội thảo tổng kết mô hình sản xuất lúa cánh đồng mẫu lớn - 09/04/2014
- Phú Yên: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào khai thác thủy sản - 09/04/2014
- Tổng kết các mô hình nuôi trồng thủy sản đa dạng hóa theo hướng VietGAP - 09/04/2014
- Bắc Giang: Hiệu quả kinh tế cao từ trồng cây hành lá - 09/04/2014
- Quảng Ngãi: Hiệu quả từ mô hình bắp nếp lai - 09/04/2014
- An Giang: Trồng nấm rơm trong nhà - 09/04/2014
- Nghệ An: Xây dựng thành công mô hình nuôi gà an toàn sinh học giống gà mía - 09/04/2014
- Bạc Liêu: Mô hình nuôi cá lóc trong mùng lưới trên sông kết hợp cá trê vàng gặt cho hiệu quả kinh tế cao - 09/04/2014
DANH BẠ TT KHUYẾN NÔNG QG
Xem nhiều nhất
- Tiêu chuẩn VIETGAP là gì?
- Tồn kho gần 600 nghìn tấn, giá đường “đang rơi tự do”
- An Giang sẽ thu mua tạm trữ 223.650 tấn lúa quy gạo
- Trúng vụ cá ngừ đại dương
- Giá đường xuống mức thấp nhất trong ba năm qua
- 300.000 tấn gạo tắc ứ tại Hải Phòng
- Việt Nam tăng cạnh tranh đấu thầu gạo quốc tế
- Bình Định: Hoài Nhơn được mùa, được giá lúa Đông Xuân 2013 - 2014
- Đăk Lăk: Tổng kết chương trình Hợp tác Công Tư (PPP) năm 2013
- Tín dụng thoát tăng trưởng âm